Niềng răng giai đoạn nào đau nhất
Last updated
Last updated
Quá trình niềng răng từ lúc răng còn mang nhiều khiếm khuyết đến lúc hoàn chỉnh phải qua nhiều giai đoạn. Ở mỗi giai đoạn bạn sẽ có cảm giác đau hay không đau khác nhau. "Niềng răng đau nhất giai đoạn nào?" Đó là điều mà nhiều bạn quan tâm khi bắt đầu hành trình niềng răng 1- 3 năm. Nha Khoa Sunshine Địa chỉ nha khoa uy tín hàng đầu Việc niềng răng không chỉ đơn giản là thẩm mỹ, cải thiện hàm răng nhiều khuyết điểm mà còn ảnh hưởng đến tâm lý của bệnh nhân khá lớn. Đa phần các bệnh nhân trước khi niềng răng thường lo lắng những bất tiện như mất thẩm mỹ, ảnh hưởng đến quá trình giao tiếp và đặc biệt là cảm giác đau đớn, ê ẩm trong suốt quá trình niềng răng. Niềng răng đau như thế nào? Niềng răng là kỹ thuật sử dụng lực của khí cụ nha khoa, gắn lên mặt răng để nắn chỉnh lại những răng lệch cấu trúc như: Hô móm, thưa, lệch lạc… Phương pháp chỉnh nha này giúp răng về đúng vị trí, đảm bảo khớp cắn chuẩn, hai hàm trên - dưới cân xứng, thẳng hàng, răng đều đặn và chắc khỏe. Khi niềng răng, khách hàng phải trải qua nhiều giai đoạn khác nhau từ việc thăm khám – đặt thun tách kẽ – đeo khâu niềng răng – gắn mắc cài - nhổ răng (nếu có) – điều chỉnh lực kéo của mắc cài – đeo hàm duy trì. Xem thêm>>>>> Dụng cụ Niềng răng tại nhà 300k Chỉnh nha niềng răng thực chất không tạo ra bất kỳ sự “xâm lấn” nào khác đến xương hàm, nướu lợi, trừ các trường hợp niềng răng mọc ngầm. Bạn có thể sẽ đau sau khi nhổ răng để tạo khoảng trống cho các răng dịch chuyển hoặc do lực kéo răng gây ra. Tuy nhiên, cảm giác đau này không quá lớn, chỉ khiến bạn hơi khó chịu và nhạy cảm đôi chút khi ăn uống. Niềng răng đau nhất khi nào? -Giai đoạn tách kẽ răng Niềng răng đau vào giai đoạn gắn thun tách kẽ. Đây là bước đầu tiên để gắn mắc cài niềng răng. Thun tách kẽ thường dày khoảng 2mm được đặt vào kẽ hở hai răng nhằm mục đích tạo khoảng trống giúp răng di chuyển khi niềng. Có nhiều cách để tách kẽ răng như tách kẽ bằng thun là khá phổ biến. Thun tách kẽ đặt trên răng sẽ được giữ lại ở giữa các kẽ răng nhằm tạo ra khoảng trống giữa hai răng. Sau khoảng 5 - 7 ngày, khi giữa hai răng hàm xuất hiện khe thưa trống, tạo điều kiện thuận lợi để bác sĩ gắn khâu vào răng cối. Xem bảng giá chi tiết nhất tại>>>>>> Niềng răng giá bao nhiêu Sau khi đặt thun tách kẽ xong, bạn sẽ cảm thấy hơi ê răng, cộm khó chịu hoặc hơi đau khi ăn nhai, nhức nhẹ như bị vướng thức ăn ở vị trí răng đặt thun tách kẽ. Và những ngày sau đó cảm giác này sẽ giảm dần và hết hẳn. Do đó, các Bác sĩ Chuyên gia khuyên bạn không cần quá lo lắng về cảm giác đau nhức khi tách kẽ răng. -Giai đoạn gắn mắc cài, dây cung Tiếp theo, bạn có thể đau ê ở giai đoạn gắn mắc cài và dây cung. Giai đoạn này các bộ phận như má, môi, nướu, lưỡi chưa thích ứng kịp với bộ khí cụ "lạ lẫm" nên có thể sẽ vướng víu, khó chịu, cộm khi ăn nhai, giao tiếp… Tham khảo thêm>>>> Niềng răng hô giá bao nhiêu Một nguyên nhân gây đau nhức khác ở giai đoạn này có thể là do dây cung bắt đầu tác dụng lực sau gắn mắc cài. Những ngày đầu do chưa quen với lực kéo của dây cung, bạn có thể sẽ bị đau, ê âm ỉ. Chỉ sau một vài tuần, bạn sẽ thấy việc đeo mắc cài hoàn toàn bình thường, khi răng đã thật sự làm quen với "những người bạn mới - mắc cài dây cung" thì bạn sẽ không còn cảm thấy đau nữa, việc ăn nhai trở nên thoải mái hơn. Tuy nhiên, cũng tùy vào cơ địa cũng như độ nhạy cảm của răng, mà có người sẽ thấy hơi đau, ê ở mức độ nhẹ, nhưng cũng có những người niềng không hề trải qua tình trạng đau nhức này. Tham khảo thêm>>>> Niềng răng giai đoạn nào đau nhất